21/08/2023
TIN TỨC
TUY Ô THỦY LỰC TIÊU CHUẨN SẼ CÓ CẤU TẠO TỐI THIỂU
Tuy ô thủy lực tiêu chuẩn sẽ có cấu tạo tối thiểu 3 lớp

Lớp ống dẫn trong cùng (Lõi): Đảm nhận nhiệm vụ truyền dẫn chất, tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng. Vì vậy, lớp ống dẫn này cần có độ mềm dẻo và tương thích với chất được truyền dẫn. Chất liệu thường được sử dụng là cao su nhân tạo, nhựa nhiệt dẻo và Teflon.

Lớp gia cường ở giữa (cốt thép): Giúp tăng khả năng chịu áp lực cao. Thường được làm bằng thép, đồng hoặc dệt có độ bền kéo cao. Ở Việt Nam, lớp gia cường này thường được gọi là lớp bố hoặc lõi.

Lớp bảo vệ bên ngoài (Vỏ): Có khả năng chống thời tiết, chống thấm dầu, chống ăn mòn, chịu cọ xát, chịu nhiệt, v.v… tùy theo đặc tính mục tiêu của dây.

Các thông số quan trọng của tuy ô thủy lực

Đường kính trong: Là chỉ số quan trọng nhất khi chọn dây tuy ô và dây dẫn nói chung. Đường kính trong của dây cần tuân thủ yêu cầu của mọi thiết bị và dụng cụ liên quan, nhằm đảm bảo hiệu suất tối ưu cho hệ thống.

Đường kính ngoài: Quan trọng khi dây được sử dụng kèm với hệ thống kẹp, hoặc khi cần phải đi dây qua các vách ngăn, vị trí chật hẹp.

Áp lực làm việc: Thông số áp lực làm việc tối đa của dây tuy ô cần cao hơn hoặc bằng áp lực tối đa của hệ thống, bao gồm tính toán trước khả năng trồi sụt áp. Nếu không đáp ứng tốt yêu cầu, độ bền của dây sẽ bị rút ngắn.

Nhiệt độ làm việc: Có rất nhiều ứng dụng truyền dẫn dầu hoặc chất khác ở nhiệt độ cao hơn so với thông thường. Khi đó, bạn cần lựa chọn dây có thông số chịu nhiệt phù hợp. Cần lưu ý rằng nhiệt độ ở đây bao gồm nhiệt độ trong (của chất truyền dẫn) và nhiệt độ ngoài (của môi trường ngay bên ngoài dây). Cả hai cần được cân nhắc và đáp ứng.

GỬI

LIÊN HỆ

Nhận thông tin từ Việt Nga JSC

Copyrights © 2023 Việt Nga JSC. GPĐKKD số: 0101094773 cấp ngày 09/01/2001 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.

THEO DÕI